Sunday, January 13, 2008

Quy trinh thuc tap SV QTKD K30 UEH

GỢI Ý CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP -KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC TẬP

1.1 Mục tiêu thực tập
Quan sát, đối chiếu giửa thực tiển của hoạt động quản trị kinh doanh với các kiến thức lý thuyết được trang bị trong nhà trường và học hỏi từ các mối quan hệ kinh tế – xã hội để chuẩn bị cho sự độc lập làm việc của mình sau khi ra trường.
Phát hiện những khoảng cách giửa lý thuyết và thục tiển, tìm cách lý giải nguyên nhân gây ra những sự khác biệt và vận dụng một phần kiến thức đã học để tập sự giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh từ thực tiễn
Hình thành và phát triển khả năng phát hiện, nêu vấn đề, và giải quyết vấn đề nghiên cứu trong chuyen đề tốt nghiệp
Qua đợt thực tập sinh viên nắm được các kiến thức quản trị kinh doanh được vận dụng trong thực tiễn, đối chiếu so sánh với các lý thuyết đã được trang bị trên giảng đường, qua đó củng cố và nâng cao trình độ
1.2 Nhiệm vụ thực tập của sinh viên
- Tuân thủ nội quy thực tập của Khoa và nội quy làm việc của đơn vị nơi sinh viên đến thực tập.
- Hoàn thành báo cáo và chuyên đề thực tập đúng thời hạn quy định
NỘI QUY THỰC TẬP
Trong thời gian thực tập sinh viên phải tuân thủ nội quy thực tập như sau:
- Sinh viên phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của đơn vị thực tập.
- Sinh viên phải chấp hành sự hướng dẫn của chuyên viên hướng dẫn thực tập và thực hiện đầy đủ những công việc do đơn vị thực tập phân công.
- Sinh viên phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và không được tự ý đổi giảng viên hướng dẫn thực tập.

2. QUY TRÌNH THỰC TẬP

Để đáp ứng 3 mục tiêu nêu trên, quy trình thực tập của sinh viên tại các đơn vị được chia thành hai giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Thời gian của giai đoạn nầy kéo dài từ 2-3 tuần. Nhiệm vụ của sinh viên trong giai đoạn nầy chính là việc nhận dạng thực trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình đến thực tập.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty/đơn vị thực tập
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: các sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đảm nhận cung cấp trên thị trường trong thời gian qua
Cơ cấu sản xuất và cơ cấu quản lý
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: tính chất của thị trường hàng hoá và dịch vụ, đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng các nhập lượng đầu vào, công nghệ kỹ thuật, lực lượng lao động, các ràng buộc về pháp lý trong hoạt động kinh doanh……….
Các kết luận chủ yếu về các thành tựu/điểm mạnh cũng như các điểm yếu/hạn chế/thất bại của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong triến trình hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở đánh giá tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty/đơn vị, sinh viên cần nhận dạng đề tài nghiên cứu và xây dựng đề xuất nghiên cứu. Đề xuất nghiên cứu có thể bao gồm các nôi dung sau đây
Tên đề tài: được xác định thông qua việc nhận dạng vấn đề nghiên cứu. Quá trình nầy bắt đầu từ việc xác định lĩnh vực nghiên cứu, thu hẹp lĩnh vực nghiên cứu thành chủ đề nghiên cứu, phát hiện vấn đề nghiên cứu là gì. Đề tài nghiên cứu có thể chỉ đi sâu vào một lĩnh vực rất thu hẹp có liên quan đến kiến thức của ngành quản trị kinh doanh và phải giải quyết được tình huống vướng mắc đặt ra
Mục tiêu của đề tài: Xác định các mục tiêu cụ thể của đề tài
Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Chọn thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin: Loại thông tin gì cần thu thập, thu thập ở đâu, phương pháp thu thập thông tin, xác định phương pháp chọn mẫu, cở mẩu (nếu thực hiện nghiên cứu điều tra)….
Xử lý thông tin: Các công cụ thống kê nào cần sử dụng để xử lý dữ liệu.
Các kết luận sơ bộ muốn rút ra từ đề tài nghiên cứu nầy
+ Giai đoạn 2: Dựa vào đề xuất nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu. Sản phẩm của giai đoạn nầy chính là chuyên đề tốt nghiệp. Thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp nầy sẽ kéo dài trong thời gian 10 tuần lễ. Tuỳ theo loại nghiên cứu mà số chương của đề tài sẽ được xác định bởi giáo viên hướng dẩn. Tuy nhiên, chương mở đầu của đề tài nghiên cứu cần phải có. Trong chương nầy sinh viên phải nêu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa thực tiển của đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các kỹ thuật xử lý thống kê áp dụng trong đề tài nghiên cứu…
Gợi ý chi tiết thời gian thực tập
- Tuần đầu tiên : SV liên hệ địa điểm và thông báo cho giảng viên hướng dẫn về địa điểm thực tập
- Hai tuần kế tiếp : SV hoàn thành và báo cáo tổng hợp cho giảng viên và xác định đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp.
- Tuần thứ 4 : Thông qua đề cương sơ bộ của chuyên đề thực tập.
- Tuần thứ 8 : Nộp bản thảo chuyên đề.
- Tuần thứ 9 & 10 : sửa chữa đề tài
- Tuần thứ 11 : Nộp bản chính thức cho cơ quan thực tập để xin ý kiến nhận xét.
- Tuần thứ 12 : Nộp chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho giáo viên hướng dẫn.

3. CÁC DANH MỤC ĐỀ TÀI GỢI Ý

Lưu ý nay là các đề tài gợi ý, sinh viên có thể chọn các đề tài khác theo yêu cầu của nơi thực tập/ quan tâm cá nhân nhưng can được giáo viên hướng dẫn thông qua.
1. Phân tích SWOT và những giải pháp chiến lược, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp (chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối sản phẩm, chiến lược khuyến mãi…)
3. Xây dựng chiến lược thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Đánh giá thực trạng bộ máy tổ chức của doanh nghiệp và những giải pháp hoàn thiện.
5. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp và những giải pháp.
6. Hoàn thiện hệ thống tính lương và thưởng của doanh nghiệp
7. Thiết lập hệ thống đánh giá nhân viên tại doanh nghiệp…
8. Hoàn thiện hệ thống tuyển dụng tại doanh nghiệp…
9. Hoàn thiện hệ thống đào tạo tại doanh nghiệp…
10. Đánh giá mức độ thỏa mãn của CBNV trong doanh nghiệp..
11. Đánh giá ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực đến lòng trung thành/ mức độ thỏa mãn của nhân viên.
12. Phân tích hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và những giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
13. Phân tích hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp và những giải pháp
14. Phân tích tình hình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp giảm chi phí kinh doanh.
15. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những giải pháp nâng cao hiệu quả.
16. Phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
17. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những giải pháp lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
18. Nghiên cứu thực trạng thị trường của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những giải pháp khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
19. Thực trạng công tác đàm phán hợp đồng ngoại thương và các giải pháp
20. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (mặt hàng) tại công ty…
21. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng tại Công ty.
Ngoài những chuyên đề gợi ý kể trên sinh viên có thể lựa chọn những đề tài khác để làm chuyên đề, và can có sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn.

4 comments:

Thu nghiem said...

Chu de nay hay day.Rat hop voi sinh vien sap ra truong nhu bon minh. Cam on nha.

Junnie said...

Viết cái này lên đây cho bạn bè chép cho tiện :))
Anh bạn tốt bụng =))

duchien_thanglong_bca said...

Các bạn có mẫu của đề tài: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp và những giải pháp thì mail cho mình với nhé.
Cám ơn nhiều.
duchien.thanglong.bca@gmail.com

Con Mèo Nhung said...

Các bạn có mẫu của tiều luận "Phân tích họat động xuất khẩu của doanh nghiệp và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu" gửi cho mình với nhé.
Cám ơn rất nhiều. Càng sớm càng tốt.

địa chỉ email của mình là: thaithixuanthul@yahoo.co.uk